Nguyên nhân của nhiệt miệng. Vào mùa đông, thời tiết bên ngoài thấp, cùng với đó là những đồ ăn cay, nóng được dùng thường xuyên, rất dễ gây nên nhiệt miệng. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây đau rát khi ăn uống. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như: Áp lực […]
-
Nguyên nhân của nhiệt miệng.
Vào mùa đông, thời tiết bên ngoài thấp, cùng với đó là những đồ ăn cay, nóng được dùng thường xuyên, rất dễ gây nên nhiệt miệng. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây đau rát khi ăn uống.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như:
- Áp lực tinh thần, stress, khiến cho chức năng miễn dịch suy giảm, các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt, dị ứng với các thực phẩm.
- Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng gồm: vi khuẩn ái khí, kị khí và nấm cộng sinh.
- Thiếu hụt các chất tạo màu, ion, folic acid, vitamin B2.
2. Cách chữa nhiệt miệng
- Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.
- Sau khi ăn xong, súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
- Chế độ ăn uống nhiều giúp thanh nhiệt, bài tiết độc và tránh các đồ ăn cay, nóng.
Các bạn có thể tham khảo một số thực phẩm:
Bột sắn dây
Theo đông y, bột sắn dây có vị ngọt mát giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Người bị nhiệt miệng có thể pha bột sắn dây dùng thức uống hàng ngày rất tốt cho cơ thể.
Cà chua sống
Trong cà chua có chứa nhiều vitamin cung cấp cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng. Có thể ăn sống hoặc ép nước uống. Sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy các nốt lở nhiệt miệng cũng mau lành.
Sữa chua
Là loại thực phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong khoang miệng và trong cơ thể. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng hiệu quả. Sữa chua sẽ ngăn hình thành các vết loét mới trong khoang miệng.
Khế chua
Khế chua giúp thanh nhiệt
Quả khế chua tươi, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Cam, chanh.
Trong cam, chanh có hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm.
Rau má.
Nước rau má có tác dụng làm lành vết thương và giảm stress, có tác dụng tuyệt vời trong trị nhiệt miệng. Có thể dùng rau má khô hoặc rau má tươi giã nát làm nước uống.
Get Social