Tổng hợp các loại răng sứ thẩm mỹ thường gặp trên thị trường, phân tích ưu nhược điểm của từng loại về chất lượng, chi phí từng loại răng sứ thẩm mỹ. Răng sứ kim loại thường : Là răng sứ có phần khung sườn làm bằng hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr. Bên ngoài khung […]
Tổng hợp các loại răng sứ thẩm mỹ thường gặp trên thị trường, phân tích ưu nhược điểm của từng loại về chất lượng, chi phí từng loại răng sứ thẩm mỹ.
Răng sứ kim loại thường : Là răng sứ có phần khung sườn làm bằng hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr. Bên ngoài khung sườn kim loại là lớp phủ sứ trắng.
Ưu điểm:
- Không gây dị ứng với hợp kim Coban – Crom. Đối với hợp kim Niken – Crom có ưu điểm là chi phí tiết kiệm nhưng Niken có thể gây dị ứng với một số người.
- Loại răng sứ này có giá thành thấp trong số các loại răng sứ hiện nay trên thị trường.
Nhược điểm:
- Tuy có giá cả phải chăng nhưng sau vài năm sử dụng, lớp kim loại bị oxi hóa khiến phần cổ răng có màu xám của kim loại, làm mất tính thẩm mỹ của răng.
- Đôi khi không cẩn thận răng sứ có thể bị sứt mẻ hoặc vỡ khi bạn cắn đồ vật cứng.
Răng sứ titan : Là răng sứ có lớp sườn bên trong được làm bằng hợp kim titan và phần sứ phủ bên ngoài.
Ưu điểm:
- Titan được sử dụng khá phổ biến trong y học vì nó không gây dị ứng, ung thư và có thể kết hợp tốt với tổ chức xương của cơ thể, trong đó có răng.
- Răng sứ titan có tuổi thọ cao, ít nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh và không làm răng bị xuất huyết, thâm đen viền nướu.
- Chất liệu titan được chứng minh là có tính tương hợp sinh học tốt, ít kích ứng với cơ thể nên còn được sử dụng trong các dịch vụ nha khoa phức tạp khác liên quan đến giải phẫu như cấy ghép răng implant.
- Răng sứ titan có tuổi thọ cao, ít nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh
- Là loại răng sứ có giá thành trung bình, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Nhược điểm:
- Bọc răng sứ Titan ban đầu cũng cho răng đẹp nhưng vì bản chất khung sườn vẫn là hợp kim kim loại nên chiếu quang vẫn thấy có ánh đen và lâu dài vẫn bị tác động của phản ứng oxy hóa làm đen viền nướu.
- So sánh với các loại răng sứ cao cấp khác thì sau một thời gian sử dụng, màu sắc của răng sứ titan có phần đục hơn, không tự nhiên như màu ngà răng thật.
Răng sứ quý kim: Loại răng này có phần bên trong được làm từ kim loại quý như vàng, platin, palladium và phần sứ phủ bên ngoài.
Ưu điểm:
- Độ bền cao.
- Khi dùng răng sứ bằng kim loại quý, bạn sẽ không lo bị xám ở cổ răng sau nhiều năm sử dụng.
- Màu sắc răng tự nhiên hơn so với răng sứ kim loại thường.
- Dễ tương thích với răng và nướu cũng như hạn chế sự đổi màu của răng.
- Vàng có tính sát khuẩn, nên răng sứ quý kim có tác dụng chống viêm nhiễm.
Nhược điểm:
- Do sử dụng những kim loại quý hiếm và yêu cầu kỹ thuật thực hiện cao cấp nên chi phí cao hơn so với răng sứ titan và kim loại thường
- Có rất ít phòng khám nha khoa có thể thực hiện được kỹ thuật này và bạn cần chọn những địa chỉ uy tín, tin cậy.
Răng toàn sứ: Răng toàn sứ có màu sắc đẹp, tự nhiên, không bị đổi màu và không gây dị ứng. Răng toàn sứ có các thương hiệu phổ biến là Zirconia, Cercon, Emax.
Hiện nay, răng toàn sứ Zirconia là một trong những thế hệ toàn sứ mới và hiện đại hiện nay trên thế giới. Toàn bộ quá trình thiết kế (CAD – Computer Aided Design) và sản xuất (Computer Aided Manufacture) đều thực hiện trên máy tính.
Ưu điểm:
- Răng toàn sứ có màu sắc đẹp tự nhiên, không gây dị ứng
- Loại răng sứ này có độ chính xác, thẩm mỹ cao. Sườn được làm bằng zirconia là vật liệu công nghệ cao đã được dùng trong tàu vũ trụ, làm khớp nhân tạo trong y học…, có độ bền và chịu lực rất tốt. Với những ưu điểm trên, răng toàn sứ đang là sự lựa chọn phổ biến.
Nhược điểm:
- Do sử dụng công nghệ CAD/CAM nên phải đầu tư máy móc khá đắt tiền, các thỏi Zirconia đều phải nhập từ Mỹ hoặc Đức nên chi phí cho răng sứ toàn sứ khá cao (khoảng 4.500.000 đồng/chiếc).
- Tuy nhiên, nhờ những ưu điểm cao so với các loại răng sứ truyền thống nên ngày càng có nhiều bệnh nhân chọn loại răng sứ này, nhất là đối với những răng phía trước đòi hỏi độ thẩm mỹ cao.
Get Social