Hiện nay, có rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm đến việc chỉnh hình nha khoa cho con ngay từ khi còn bé. Với mong muốn mang đến cho con một hàm răng đều đặn và nụ cười tươi tắn. Vậy trẻ em bao nhiêu tuổi thì được niềng răng? Khi niềng răng cần […]
Hiện nay, có rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm đến việc chỉnh hình nha khoa cho con ngay từ khi còn bé. Với mong muốn mang đến cho con một hàm răng đều đặn và nụ cười tươi tắn. Vậy trẻ em bao nhiêu tuổi thì được niềng răng? Khi niềng răng cần lưu ý những gì?
Trên thực tế thì việc niềng răng có thể thực hiện được bất kỳ lúc nào đối với người trưởng thành. Nhưng đối với trẻ em thì độ tuổi niềng răng được quy định chặt chẽ hơn.
Hiện nay, rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm đến sức khỏe răng miệng của con cái.
Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được niềng răng?
Theo các bác sĩ nha khoa khuyến cáo thì độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng với trẻ em là trong độ tuổi từ 10 – 14 tuổi. Ở độ tuổi này khi răng vĩnh viễn vừa mọc và hình thành hàm, chân răng còn khá yếu và non nớt. Lúc đó, nếu sử dụng phương pháp niềng răng để đưa răng về đúng vị trí sẽ dễ hơn nhiều. Ngoài ra, ở lứa tuổi này, răng vĩnh viễn của trẻ em đã được mọc đầy đủ nên khi tiến hành việc niềng răng chỉnh hình cũng không sợ ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.
Khi can thiệp niềng răng trong khoảng thời gian này hiệu quả cao mà thời gian đeo niềng cũng ít hơn. Thông thường chỉ từ 8 – 12 tháng tùy từng tình trạng. Vì lúc này tốc độ dịch chuyển của răng trên hàm với tác động của lực kéo có thể đạt cao nhất từ 0.3mm – 0.6mm.
Chính vì thế, nếu bạn thấy răng vĩnh viễn của con có dấu hiệu mọc lệch lạc ra ngoài và mọc không đúng vị trí có thể tìm đến nha sĩ để được tư vấn trực tiếp để biết được rằng khi nào con nên bắt đầu niềng răng.
Niềng răng thẩm mỹ cho trẻ em nên thực hiện từ năm 10 – 14 tuổi.
Những điều cần lưu ý sau khi niềng răng thẩm mỹ
Sau khi niềng răng muốn tăng hiệu quả các bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc răng sau đây:
Giảm đau buốt và ê nhức răng
Chắc chắn sau khi niềng răng chỉnh hình các bé sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt răng vì chưa quen với lực tác động của mắc cài. Do đó, trong thời gian này có thể dùng một số biện pháp để giảm đau nhức răng như súc miệng nước muối ấm hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ăn nhai nhẹ nhàng hơn
Các bạn nên thay đổi thói quen ăn uống cho con, khuyến khích bé ăn những đồ mềm hơn trước. Ăn nhai cũng cần nhẹ nhàng chỉ nên nhai từng miếng nhỏ. Không nên ăn những thức ăn có độ cứng cao vì nếu ăn quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của niềng răng.
Đặc biệt là tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường vì sẽ sản sinh ra nhiều axit hình thành mảng bám trên răng. Tạo điều khiện cho các vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi phát triển.
Niềng răng được thực hiện sớm sẽ mang lại hiệu quả cao.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên hướng dẫn bé chải răng sau mỗi bữa ăn, chải sạch nhẹ nhàng và kỹ lưỡng đến từng góc chân răng. Nên dùng bàn chải mềm kết hợp bàn chải chuyên dụng dành cho chỉnh nha cùng kem đánh răng có chứa Fluor, đánh lần lượt từ dưới lên và từ trên xuống. Để có thể làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, các bạn nhờ đến sự “trợ giúp” của chỉ nha khoa, các dây chỉ sẽ đưa qua niềng một cách nhẹ nhàng để làm sạch răng mà không gây tổn thương lợi.Như vậy mới giúp hạn chế thức ăn bị giắt vào các kẽ răng hay mảng bám trên bề mặt răng gây ra các bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi…
Trên đây là một số điểm cần lưu ý sau khi niềng răng cho các bạn tham khảo. Nếu các bạn vẫn còn đang băn khoăn về việc bao nhiêu tuổi thì được niềng răng cho con. Hãy liên hệ ngay với bộ phận chăm sóc khách hàng của Trung tâm nha khoa uy tín tại Hà Nội Dr Lê Hưng để được tư vấn và trợ giúp sớm nhất.
Get Social